Giai đoạn giao mùa hè – thu là thời điểm dịch cúm, sốt xuất huyết, tiêu chảy, viêm đường hô hấp,… rất dễ bùng phát. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh cảm cúm ở tăng cao.
Do điều môi trường, nhiệt độ, độ ẩm,… trong giai đoạn này thay đổi tạo môi trường cho các loại virus, vi khuẩn gây hại phát triển mạnh. Vì thế, cơ thể trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân gây bệnh này.
Vì thế, trong bài viết dưới đây GREEN DADDY chia sẻ với bạn bí quyết chữa cảm cúm cho trẻ bằng các nguyên liệu thảo dược an toàn và hiệu quả cho trẻ. Hãy cùng tham khảo nhé!
Lá hẹ hấp mật ong
Thành phần kháng sinh có trong lá hẹ sẽ giúp cho chúng có thể ức chế hoạt động của các loại virus gây cảm cúm ở trẻ rất tốt.
Cách làm của công thức trị cảm cúm dân gian này như sau:
– Mẹ cần sử dụng khoảng 100 g lá hẹ và rửa sạch. Cắt lá hẹ thành khúc khoảng 2 cm và thêm mật ong nguyên chất vào ngập mặt lá hẹ.
– Hấp cách thủy lá hẹ mật ong trong khoảng 30 phút.
– Mẹ chắt nước từ hỗn hợp cách thuỷ trên cho bé dùng 2–3 thìa một lần, uống 3 lần/ngày.
– Với trẻ lớn hơn có thể khuyến khích bé ăn cả lá hẹ để cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ.
Xông hơi hoặc hấp cách thủy với lá tía tô
Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, vì thế, sử dụng lá tía tô có tác dụng chữa bệnh hiệu quả ở trẻ em.
Rửa sạch cây tía tô bao gồm cả cành, lá và thân cây. Sau đó, đun với 1 lít nước và sử dụng để xông hơi cho bé.
Hơi nước tía tô mang theo các hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn đi vào xoang mũi và đường hô hấp giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, giảm sưng viêm, khắc phục tình trạng của bé.
Áp dụng đều đặn 2 ngày 1 lần cho đến khi tình trạng của bé được cải thiện.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng để hấp cách thủy để trị cảm cho trẻ. Vì theo y học cổ truyền, kinh giới hay còn được gọi là tía tô có tính ẩm, vị cay, có tác dụng chữa nóng sốt, cảm gió, cảm lạnh rất tốt. Bởi vậy, tía tô trở thành một thành phần quan trọng để cha ông ta chữa trị cảm cúm rất hiệu quả.
Các bậc cha mẹ có thể tham khảo cách điều trị với lá kinh giới như sau: Giã nát lá kinh giới rồi đem trộn với một ít đường phèn (có thể sử dụng mật ong) để có thể đem hấp cách thủy cho bé uống.
Sử dụng gừng trị cảm cúm
Ngoài tác dụng giữ ấm cơ thể, gừng còn biết đến như một loại thảo dược từ thiên với công dụng giúp kích thích lưu thông máu, điều trị cảm cúm cho trẻ. Sử dụng nước gừng ấm được cho là giải pháp cho trẻ trong những ngày giao mùa này thay cho các loại thuốc kháng sinh.
Mẹ sử dụng một nhánh gừng giã nát nấu cùng với 200 ml nước trong 5 phút.
Cho bé uống nước gừng khi còn ấm từ 2–3 lần sau khi ăn khoảng 30 phút. Thực hiện thường xuyên mỗi ngày cho đến khi trẻ khỏi bệnh.
Điều trị cảm cúm bằng lá húng chanh
Húng chanh cũng là loại thảo dược có thành phần chứa nhiều tinh dầu giúp sát khuẩn, trị sổ mũi, cảm cúm, cảm lạnh, hạ sốt, giảm ho, tiêu đờm cho bé an toàn nhất.
Bạn có thể sử dụng húng chanh nguyên chất để lấy nước cho trẻ uống. Mẹ sẽ giã nát khoảng 20 g loại thảo mộc này với nước ấm và chắt lấy nước cốt cho con uống.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng húng chanh với đường phèn hấp cách thủy cho bé uống. Cụ thể, bạn sẽ dùng lá húng chanh đã được rửa sạch hấp cách thủy cùng với đường phèn, chắt nước chia làm 3–4 lần cho bé dùng hết trong ngày. Nếu trẻ lớn hơn thì có thể cho cho bé ngậm trong miệng phần bã trong miệng.
Nước chanh mật ong giúp điều trị cảm cúm
Từ lâu chanh và mật ong đã luôn là “cặp bài trùng” được sử dụng trong điều trị cảm cúm. Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến và đơn giản với những nguyên liệu quen thuộc.
Các mẹ chỉ cần đun sôi một ít nước sau đó cho nước cốt chanh vào và tiếp tục đun với nhiệt độ nhỏ sau đó cho 1–2 thìa cà phê mật ong.
Mật ong có tác dụng giảm đau họng còn nước chanh giúp tăng hệ miễn dịch phòng tránh cảm cúm ở trẻ hiệu quả.
Tinh dầu tỏi có khả năng trị cảm cúm
Tỏi không chỉ được biết đến là một loại thực phẩm để tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn được ví như một vị thuốc chữa cảm cúm, ho, sốt nhẹ hiệu quả trong những ngày chuyển mùa.
Theo Đông y, vị cay, tính ôn có thể thanh nhiệt, giải độc, trừ ho, tiêu đờm,…
Theo y học hiện đại, sử dụng tỏi hằng hàng có thể hạn chế nguy cơ nhiễm lạnh khi chuyển mùa.
Do đó, sử dụng tinh dầu tỏi cho trẻ khi bị cảm cúm cũng là một lưu ý quan trọng. Khi sử dụng cho trẻ thì mẹ có thể loại bỏ tính hăng của tỏi bằng cách giã nhuyễn thêm nước cho bé uống hoặc bỏ thêm tỏi vào các món ăn hằng ngày của con. Chúng sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả tốt cho sức khỏe.
Hy vọng những gợi ý trên đây sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức khi chăm sóc con trong những ngày giao mùa. Tuy nhiên, nếu bé có dấu hiệu cảm kéo dài hoặc có những triệu chứng nặng hơn thì các bậc phụ huynh cần tham khảo những chỉ dẫn của các chuyên gia.