Trẻ sơ sinh ở mỗi giai đoạn luôn có các cột mốc phát triển khác nhau. Ở dấu mốc 14 tháng tuổi, sự phát triển của bé sẽ khiến không ít bố mẹ ngạc nhiên.

Đó là những bước đi đầu tiên của bé, bé bắt đầu mọc răng hàm, hay nổi cơn thịnh nộ, có khi lại cực kỳ đáng yêu với ngôn ngữ rất riêng của bé. Cùng khám phá nhiều hơn về sự phát triển của bé ở giai đoạn này, bé 14 tháng biết làm gì? Bố mẹ cần lưu ý những gì để chăm sóc bé toàn diện nhất.

Hãy cùng GREEN DADDY giải đáp những câu hỏi này trong bài viết dưới đây!

Chiều cao – cân nặng trung bình của bé 2 tuổi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bé 14 tháng tuổi sẽ có chiều cao, cân nặng như sau:

Bé 14 tháng tuổi phát triển như thế nào? Mẹ cần làm gì để chăm sóc bé toàn diện nhất hình 1

Với trẻ, ba mẹ cần theo dõi sát sao và nên đo chiều cao và cân nặng cho bé định kỳ mỗi tháng một lần để tiện theo dõi. Khi bé dấu hiệu của sự tăng trưởng quá nhanh hoặc chậm, bố mẹ có thể đưa ra những giải pháp kịp thời.

Bé 14 tháng tuổi biết làm gì?

Không chỉ có những sự thay đổi về chiều cao cân nặng, bé 14 tháng tuổi có những chuyển biến rõ rệt trong nhận thức, cách thể hiện cảm xúc, khả năng vận động di chuyển.

Ngôn ngữ – Nhận thức

Ở giai đoạn này, bé đã có nhiều sự biến chuyển trong nhận thức và ngôn ngữ. Bé đã biết bập bẹ lập lại những từ nghe được, mặc dù chưa thể nói hoàn chỉnh nhưng bé sẽ bắt chước những từ mà ba mẹ hay dùng.

Bé cố gắng truyền đạt cho ba mẹ hiểu bằng những âm như ê, a. Ngoài ra, bé thường kết hợp với các cử chỉ tay chân để diễn đạt ý muốn. Có thể khi này, cả nhà chưa hiểu bé đang nói gì nhưng vẫn thấy được sự cố gắng và sự đáng yêu của bé.

Bé 14 tháng tuổi phát triển như thế nào? Mẹ cần làm gì để chăm sóc bé toàn diện nhất hình 3

Bên cạnh đó, bé cũng bắt đầu nhận thức một vài thứ đơn giản, thân thuộc xung quanh. Bé lắng nghe nhiều hơn và dần tiếp thu vốn từ vựng cho dù khả năng nói còn chưa hoàn thiện. Bé cũng có thể làm theo, đáp ứng lời bố mẹ nói với những yêu cầu đơn giản: chỉ hình con vật, lấy một món đồ chơi.

Ba mẹ nên thường xuyên kể chuyện, hát, nói chuyện và tương tác với bé để tăng cường vốn từ vựng và khả năng ghi nhớ bởi thời điểm này bé thường tiếp thu rất nhanh và nhận thức được nhiều vấn đề.

Thể hiện cảm xúc

Bé bắt đầu có những biểu cảm trên khuôn mặt (cười, mếu, tròn mắt, …) và thể hiện cảm xúc nhiều hơn với những người xung quanh. Bé biết lo sợ khi gặp người lạ.

Bé quấn và không muốn rời xa mẹ, không lấy gì làm khó hiểu khi mẹ vẫn luôn là người bé yêu quý nhất khi này. Vậy nên, mẹ hãy dành thật nhiều thời gian để vừa chơi vừa dạy bé.

Bé 14 tháng tuổi phát triển như thế nào? Mẹ cần làm gì để chăm sóc bé toàn diện nhất hình 7

Khi được mọi người cổ vũ tán thưởng, bé sẽ cố gắng lập lại nhiều lần để thể hiện sự hài lòng và muốn được chú ý.

Kỹ năng vận động

Bé đã có thể tự mình ngồi xuống, đứng lên và đi lại. Tùy vào tiến trình phát triển của mỗi bé mà một số bé còn chưa đi vững nhưng cũng có vài bé đã có thể đi lại thuần thục hơn.

Khi mới biết đi, các bé thường rất thích được đi bộ và leo cầu thang. Khi đã nhận thức được thế giới xung quanh, bé bắt đầu khám phá bằng cách mở các các ngăn kéo, tủ và bới tung mọi thứ lên. Bé cũng chưa thể nhận thức được món đồ đó có an toàn hay không, bởi vậy nên bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm.

Bé 14 tháng tuổi phát triển như thế nào? Mẹ cần làm gì để chăm sóc bé toàn diện nhất hình 4

Các thao tác ở tay cũng trở nên dần hoàn thiện như:

Không những vậy, bé cũng dần bắt chước hành động của mọi người xung quanh. Đây là một trong những bước giúp bé học thêm nhiều kỹ năng mới. Ba mẹ có thể làm mẫu sau đó để bé làm theo hoặc khuyến khích bé học theo những hành vi tốt khác.

Mẹ cần làm gì thể chăm sóc bé một cách toàn diện nhất

14 tháng tuổi là mốc thời gian gắn với nhiều sự thay đổi cả về thể chất và tinh thần của bé, bởi vậy mẹ cần đặc biệt lưu tâm để có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và các hoạt động sao cho phù hợp để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.

Chế độ dinh dưỡng

Đây là thời điểm mà tốc độ tăng trưởng của bé bắt đầu chững lại, chậm hơn so với lúc nhỏ. Bé kén ăn nhưng lại rất thích vận động bởi vậy mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé trong mỗi bữa ăn.

Bé nên ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày. Bạn nên cho bé ăn đa dạng các nhóm thực phẩm rau củ, trái cây, ngũ cốc, protein và sữa.

Bé 14 tháng tuổi phát triển như thế nào? Mẹ cần làm gì để chăm sóc bé toàn diện nhất hình 2

Các bác sĩ nhi cho biết, hầu hết các trẻ mới biết đi cần trung bình khoảng 1000 calo mỗi ngày. Bạn cho bé ăn khẩu phần bằng 1/4 khẩu phần người lớn. Sau đó, hãy để bé chọn lượng thức ăn tùy theo sở thích hay thèm ăn của mình.

Ở lứa tuổi này bé cũng dễ bị dị ứng với đồ ăn lạ, đặc biệt là đồ biển. Mẹ cần chú ý quan sát, kiểm tra bé trước khi cho bé ăn các loại cá, tôm, cua nào.

Đối với những bé vẫn chưa ăn được cơm, mẹ có thể cho bé ăn dặm bằng cháo hạt để tập quen với việc nhai nuốt.

Các hoạt động dành cho bé

14 tháng tuổi, bé đã đứng thẳng được, hiếu động hơn nhiều so với trước. Bé thích chơi, tò mò và khám phá về mọi thứ xung quanh. Do vậy mẹ cần chú ý về các hoạt động vui chơi, trò chơi và đồ chơi phù hợp cho bé. Một vài trò chơi đơn giản như:

Bé 14 tháng tuổi phát triển như thế nào? Mẹ cần làm gì để chăm sóc bé toàn diện nhất hình 5

Phòng bệnh cho bé

Giai đoạn này bé dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do đang trong quá trình tập ăn. Các biểu hiện thường gặp khi bé bị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, nôn ói, táo bón…

Để phòng bệnh cho bé, mẹ nên chú ý thực đơn dinh dưỡng hàng ngày phù hợp cho bé, hạn chế cho bé ăn đồ ăn lạ, giữ vệ sinh sạch sẽ. Nếu trẻ bị bệnh tiêu hóa, đưa bé đến bác sĩ để được kê thuốc hỗ trợ tiêu hóa cho bé.\

Bé 14 tháng tuổi phát triển như thế nào? Mẹ cần làm gì để chăm sóc bé toàn diện nhất hình 8

Có thể nói, bé 14 tháng tuổi đã có nhiều sự phát triển về cả thể chất, tinh thần. Bố mẹ là người đồng hành cùng con trong suốt chặng đường này, vì vậy hy vọng những thông tin bài viết trên sẽ giúp ích cho bố mẹ khi chăm sóc trẻ 14 tháng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *