Rốn ở trẻ sơ sinh là một trong những bộ phận thường rất mẫn cảm bởi các tác nhân và môi trường bên ngoài. Nếu không được chăm sóc và vệ sinh một cách cẩn thận và kỹ lưỡng, rốn trẻ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, khi gặp các hiện tượng bất thường ở rốn của trẻ sơ sinh đây cũng có thể xem là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm ở trẻ.

Chính vì vậy, việc vệ sinh rốn cho trẻ trong giai đoạn trước và sau khi rụng rốn là vô cùng quan trọng. Ba mẹ nên tìm tìm hiểu thật kĩ và cẩn trọng khi chọn lựa các phương pháp vệ sinh rốn cho bé yêu. Dưới đây hãy cùng Green Daddy tìm hiểu một số cách giúp vệ sinh rốn cho bé an toàn hiệu quả tại nhà.

Khử trùng tay thật kỹ trước khi vệ sinh rốn cho bé

Khi vệ sinh rốn cho trẻ việc đầu tiên ba mẹ cần làm đó chính là vệ sinh tay thật kỹ bằng nước cũng như xà phòng. Vì các vi khuẩn còn sót lại ở tay, hoặc đầu móng tay của ba mẹ có thể xâm nhập và vô tình có thể trở thành những nguyên nhân gây nhiễm trùng rốn của bé yêu.

Chăm sóc, vệ sinh rốn cho bé sơ sinh đúng cách tại nhà hình 1

Do vậy Green Daddy khuyên ba mẹ đừng quên việc vệ sinh và khử trùng tay thật cẩn thận trước khi tiến hành vệ sinh rốn cho bé nhé.

Để cuống rốn được thoáng khí

Một số bà mẹ thường sử dụng băng gạc để che rốn để tránh sợ bụi bẩn bay vào rốn trẻ gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, đối với những bé có rốn bình thường mẹ nên để hở rốn không cần băng rốn để cho rốn có khô ráo hoàn toàn giúp cuống rốn của bé mau rụng hơn.

Không nên băng rốn kể cả sau khi cuống rốn đã rụng vì việc băng rốn quá chặt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Giữ cuống rốn khô ráo khi tắm cho bé

Khi tắm cho bé yêu mẹ nên tránh làm cuống rốn ẩm hoặc ướt vì điều này sẽ khiến cuống rốn lâu khô và lâu rụng hơn.

Bên cạnh đó, nguồn nước khi bé tắm có thể sẽ chứa vi khuẩn mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường, khi đó vùng rốn còn khá nhạy cảm tiếp xúc nước có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn hoặc mắc các bệnh nguy hiểm khác.

Chăm sóc, vệ sinh rốn cho bé sơ sinh đúng cách tại nhà hình 3

Không nên để cuống rốn tiếp xúc với tã, bỉm của bé

Để cuống rốn có thể khô và rụng nhanh nhất ba mẹ cũng nên lưu ý về việc lựa chọn quần áo hoặc bỉm cho trẻ. Để tránh tình trạng bị cọ xát hoặc che vào vùng rốn của bé, tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn từ tã, bỉm xâm nhập.

Khi mặc bỉm hoặc tả ba mẹ hãy để thấp hơn vị trí rốn của bé để tránh trường hợp rốn chưa khô nhưng lại bị đè lên gây cảm giác bí bách, sẽ dễ khiến cho rốn có mùi và có thể bị nhiễm trùng.

Không tự ý giật cuống rốn của bé

Trước khi khô và rụng thì dây rốn vẫn được xem là một vết thương hở. Việc tự ý giật, cắt dây rốn làm trẻ bị chảy máu và điều này sẽ càng làm tăng cao nguy cơ vùng rốn bị nhiễm trùng hơn.

Vì thế, ba mẹ tuyệt đối không nên giật hoặc cắt cuống rốn của bé mà hãy để quá trình khô và rụng được diễn ra tự nhiên theo cơ địa cơ thể mỗi bé.

Đưa bé đến gặp các chuyên gia khi rốn có các hiện tượng bất thường

Thông thường, việc khô và rụng rốn của trẻ sơ sinh sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 8 – 10 ngày sau khi sinh và cho đến ngày thứ 15 sẽ liền hẳn và bình thường.

Tuy nhiên, khi phát hiện các hiện tượng bất thường ở rốn bé như: quá ngày rụng, có mùi khó chịu, có mủ vàng, chảy máu, hoặc tổn thương,… ba mẹ nên đưa bé đến gặp các chuyên gia để được tư vấn và đưa ra những lời khuyên đúng cách.

Chăm sóc, vệ sinh rốn cho bé sơ sinh đúng cách tại nhà hình 4

Quy trình vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Việc chăm sóc và vệ sinh rốn hàng ngày cho trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng. Để tránh các nguy cơ bị nhiễm trùng vùng rốn và gây ra những bệnh nguy hiểm cho trẻ.

Mẹ hãy tham khảo ngay các bước cần cần thiết để vệ sinh rốn cho bé, sau đây:

– Bước 1: Sau khi tắm cho bé, cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để vệ sinh rốn cho trẻ, gồm: tăm bông, dung dịch vệ sinh rốn do bác sĩ chỉ định hoặc cồn miếng y tế 70 độ, nước muối sinh lý 0,9%. Lưu ý trước khi vệ sinh rốn cho trẻ, ba mẹ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.

– Bước 2: Dùng bông y tế hoặc gạc thấm khô vùng rốn của trẻ.

– Bước 3: Dùng tăm bông hoặc miếng bông sạch đã tẩm dung dịch vệ sinh rốn.

– Bước 4: Dùng dụng cụ đã được tẩm dịch vệ sinh rốn cho trẻ (lau nhẹ nhàng từ trước ra sau gốc rốn, do màng thịt vẫn còn dính ở gốc rốn nên cần thực hiện một cách từ từ. Lưu ý: nên cầm đầu dây của cuống rốn khi vệ sinh rốn tránh tình trạng là cuống bị ẩm, ướt).

– Bước 5: Dùng bông y tế lau lại vùng gốc rốn đến vùng ngoài da xung quanh. Khi thực hiện bước này, các mẹ nên vệ sinh theo một chiều, không nên lau đi lau lại nhiều lần.

– Bước 6: Rốn của trẻ cần được khô ráo sau khi được vệ sinh. Tuyệt đối không nên sử dụng phấn rôm hay bất cứ loại thuốc nào bôi vào rốn trẻ sơ sinh.

Chăm sóc, vệ sinh rốn cho bé sơ sinh đúng cách tại nhà hình 5
Chăm sóc, vệ sinh rốn cho bé sơ sinh đúng cách tại nhà hình 5

Mong rằng những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có thêm những kiến thức cần thiết để đón bé yêu chào đời một cách khỏe mạnh và toàn diện nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *