Trong những ngày giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường kéo theo độ ẩm, nhiệt độ môi trường thay đổi. Từ đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus phát triển và tấn công sức khỏe của trẻ dễ dàng. Khi bị ốm, do mệt mỏi, chán ăn, khiến cho sức đề kháng lại trở nên yếu hơn và các loại virus nguy hiểm càng dễ dàng gây ảnh hưởng đến trẻ hơn.

Vì thế, các bậc cha mẹ không thể bỏ qua những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ trong thời gian giao mùa trong bài viết dưới đây.

Một số bệnh thường gặp trong những ngày giao mùa

Để có cách chăm sóc, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho con tốt nhất thì hiểu rõ về một số bệnh thường gặp trong những ngày này rất quan trọng. Dưới đây là liệt kê về một số bệnh trẻ có thể mắc phải trong thời điểm này:

Viêm phế quản

Có thể thấy sự thay đổi từ nhiệt độ cao, oi nóng của những ngày hè sang thời tiết se lạnh của mùa thu, cùng với đó trong những ngày này sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm khiến các bé bị viêm phế quản.

Các triệu chứng ở trẻ như ho nhiều, rát họng, có đờm, cảm thấy khó thở, hơi thở nặng, hay khò khè trong họng và bị chảy nước mũi thì có thể trẻ đang có dấu hiệu bị viêm phế quản. Trong trường hợp, nếu trẻ ho có đờm màu trắng vàng đục thì cần có sự chỉ dẫn của các chuyên gia để không gây nhiễm trùng thứ cấp.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ thời điểm giao mùa hình 1

Bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy – một trong những bệnh lý được cho phổ biến nhất trong thời điểm giao màu hè – thu ở trẻ.

Khi bị bệnh này, trong 1-2 ngày đầu bé sẽ có biểu hiện nôn trước, sau đó mới đi ngoài nhiều. Cùng với đó là các triệu chứng như ho, sốt. Vì thế, nhiều mẹ thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Bệnh sẽ kéo dài khoảng từ 3 đến 7 ngày. Nếu không có các biện pháp kịp thời thì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như mất nước, mất muối quá nhiều.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ thời điểm giao mùa hình 4

Viêm đường hô hấp

Bệnh này có thể lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc qua tay và các đồ dùng, đồ chơi của bé.

Biểu hiện khi trẻ bị viêm đường hô hấp đó là đột ngột sốt cao, đau đầu, đau họng, lạnh toàn thân, ho, dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn và bị đi ngoài nhẹ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ thời điểm giao mùa hình 6

Cảm cúm

Khi thời tiết chuyển mùa sang thu, tỉ lệ trẻ mắc bệnh cảm cúm sẽ cao hơn do virus gây ra rất dễ lây qua đường hô hấp. Những triệu chứng của bé bị cảm cúm, đó là sốt cao, sổ mũi, ngạt mũi, ho, đau họng và rất chán ăn.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ thời điểm giao mùa hình 3

Dị ứng

Làn da của trẻ nhỏ rất mỏng manh và nhạy cảm, vì vậy, rất dễ có bị dị ứng trong những ngày giao mùa. Khi bị dị ứng thời tiết, da của các bé sẽ xuất hiện mẩn đỏ khiến cho trẻ khó chịu, quấy khóc và chán ăn.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ trong những ngày giao mùa

Để giúp bé luôn khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng tốt cũng như hạn chế khả năng bị các loại virus, vi khuẩn gây hại tấn công thì các bậc phụ huynh có thể tham khảo những gợi ý dưới đây của chúng tôi:

Thực hiện đúng “Ăn chín uống sôi”

“Ăn chín uống sôi” là một trong những nguyên tắc vô cùng quan trọng mà mẹ cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng dành của con. Tại sao cần lưu ý điều rất đương nhiên này? Bởi vì chúng ta thường có thói quen nấu đồ ăn tái một chút để giữ được độ ngọt của thực phẩm cũng như giữ cho món ăn hấp dẫn hơn. Điều này có thể gây hại cho trẻ nếu mẹ không có sự chú ý kỹ lưỡng.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ thời điểm giao mùa hình 2

Lời khuyên của chúng tôi đó là đồ ăn của bé cần được chế biến riêng đảm bảo chín kỹ và an toàn nhất. Ngoài ra, đảm bảo lượng thức ăn vừa đủ trong một bữa và khẩu phần ăn mỗi bữa đều được nấu mới, chính là cách bảo vệ hệ tiêu hóa tốt cho con.

Lựa chọn quần áo phù hợp

Thời tiết giao mùa thường diễn biến thất thường, lúc nóng lúc lạnh ngay trong một ngày vì thế phụ huynh cần chuẩn bị quần áo cho bé sao cho thật phù hợp. Cần chuẩn bị áo khoác mỏng hoặc những trang phục ấm áp vào thời điểm buổi sáng sớm và buổi đêm để con không bị nhiễm lạnh. Ban ngày thì cần theo dõi thời tiết để lựa chọn trang phục phù hợp, thoải mái nhất cho con.

Bên cạnh đó, nên ưu tiên lựa chọn các loại trang phục với chất liệu vải mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi cho con.

Hình thành thói quen rửa tay trước khi ăn

Rửa tay trước khi ăn là một thói quen quan trọng và rất tốt. Nên cha mẹ cần hướng dẫn và dạy con rửa tay thật kỹ trước khi ăn. Đây là bước để loại bỏ bụi bẩn cũng như các vi khuẩn gây hại cho con.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ thời điểm giao mùa hình 5

Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất sẽ giúp cho trẻ nâng cao sức khỏe cũng như sức đề kháng từ sâu bên trong. Cụ thể:

– Không nên cho con sử dụng quá nhiều đồ ăn ngọt, dầu mỡ chiên nhiều lần,…

– Bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu vitamin và protein như trứng, cá, thịt, sữa, rau củ quả, hoa quả,…

– Chú ý cho bé uống đủ nước trong ngày để có đủ sức đề kháng mạnh khỏe.

– Ưu tiên sử dụng các cách chế biến như luộc, hấp, hầm,… thay vì chiên xào để đảm bảo cách chế biến khoa học, giữ được đủ chất dinh dưỡng trong thức ăn cho trẻ.

Lưu ý đưa con ra khi ra ngoài

– Cần lưu ý đeo khẩu trang cho con mỗi khi ra ngoài vì trong không khí khô có thể mang theo nhiều bụi bẩn và vi khuẩn.

– Không cho con tiếp xúc với những người có dấu hiệu bệnh như ho, sốt, cảm cúm,…

Khuyến khích con hoạt động thể chất và thực hiện tiêm chủng

Đây là một trong những lưu ý giúp con có thể tăng được sức đề kháng tốt nhất cho con.

Hy vọng những gợi ý trên đây giúp cho các mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc con luôn khỏe trong những ngày giao mùa!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *