Thừa cân, béo phì ở trẻ em hiện nay ngày càng có xu hướng tăng mạnh. Nếu không được kiểm soát và phòng ngừa tốt dễ dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe. Để giải quyết được vấn đề này trước hết ba mẹ cần tìm được nguyên nhân gây ra nó. Hãy cùng Green Daddy tìm hiểu những nguyên nhân gây ra béo phì trong bài viết dưới đây nhé!
Béo phì là gì?
Béo phì là tình trạng mỡ tích lũy quá mức và bất bình thường tại một vùng cơ thể có thể là toàn thân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bệnh béo phì dễ kéo theo nhiều nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm ở trẻ như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối loạn giấc ngủ và cơn ngừng thở,… ở trẻ.
Nguyên nhân gây ra béo phì
Để tìm được khắc phục tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ một cách hiệu quả nhất mẹ cần lưu ý một số nguyên nhân gây ra béo phì dưới đây:
Chế độ ăn sai cách không phù hợp
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố đầu tiên dẫn đến bệnh béo phì nhưng đây lại là vấn đề ít được bố mẹ chú ý. Trẻ ăn quá nhiều loại thực phẩm nhiều năng lượng, đồ ăn nhanh, nhiều đường, các loại thực phẩm đóng hộp, những loại nước ngọt có ga, đồ ăn nhiều dầu mỡ,… sẽ gây ra tình trạng thừa năng lượng, tích tụ năng lượng dần dần trở thành mỡ thừa dẫn đến béo phì.
Ít vận động
Bên cạnh thói quen ăn uống không lành mạnh, ít vận động cũng là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng trong cơ thể con: hấp thu nhiều năng lượng nhưng lại tiêu thụ ít. Từ đó, tình trạng tăng cân, thừa cân, béo phì ở trẻ tăng cao. Theo một nghiên cứu trung bình một giờ ngồi xem tivi điện thoại hoặc các thiết bị khác, chỉ số (BMI) của trẻ sẽ tăng lên 0,22.
Nguyên nhân khác
Chế độ ăn uống và ít vận động là những nguyên nhân quen thuộc gây ra béo phì bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như: bệnh lý nội tiết, bệnh lý di truyền, do dùng thuốc, do di truyền, thiểu năng trí tuệ,…
Biểu hiện của béo phì
- Thường xuyên thấy đói bụng: Khi béo phì các glucose sẽ bị ngăn chặn không đi vào được các tế bào, lúc đó cơ thể sẽ không thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để chúng ta có thể hoạt động hàng ngày được. Vì vậy, cảm giác đói bụng sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
- Thị lực kém: Béo phì gây ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực của trẻ. Lí do là vì lượng đường cao trong cơ thể làm các tròng trong mắt giãn, làm cho thị lực bị giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, các dây thần kinh thị giác cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
- Hay lẫn lộn và bối rối: Béo phì cũng làm giảm sự nhanh nhẹn và độ tập trung của trẻ. Việc này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học hành của con.
- Mệt mỏi: Đây là biểu hiện thường xuyên xảy ra ở người béo phì vì glucose không thể đi vào các tế bào trong cơ thể để tạo tạo ra năng lượng mà chúng ta cần.
Cách khắc phục béo phì ở trẻ
Để tránh trường hợp trẻ trở nên thừa cân, béo phì,… mẹ cần cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên khuyến thích trẻ tăng cường vận động và lưu ý một số điều dưới đây:
- Hạn chế cho trẻ sử dụng các chất béo như mỡ, bơ,… nên thay thế bằng việc sử dụng các loại dầu thực vật. Khi nấu ăn mẹ cũng có thể thay các món xào, rán thành các món luộc, nướng,…
- Trong bữa ăn, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ ngọt, chocolate, nước ngọt,…
- Nếu trong trường hợp trẻ đói khi chưa đến bữa ăn mẹ có thể cho bé sử các loại trái cây ít năng lượng như: roi, dứa,…
Hy vọng những gợi ý trên đây của Green Daddy sẽ giúp cho các mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc con một cách tốt nhất.