Trẻ hay khóc đêm là vấn đề mà hầu hết mẹ nào cũng từng gặp phải khi chăm con nhỏ. Mặc dù không gây nguy hiểm cho bé, nhưng nếu kéo dài sẽ khiến sức khỏe và sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng lớn. Đồng thời cũng mẹ rất mệt mỏi trong việc chăm sóc.

Vậy có những nguyên nhân nào gây ra tình trạng khóc đêm ở trẻ? Trong bài viết dưới đây hãy cùng Green Daddy tìm hiểu nhé!

Trẻ chưa hình thành chu kỳ ngủ ổn định

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cơ thể chưa có một chu kỳ ngủ ổn định nên giờ giấc ngủ sẽ có phần khác so với người lớn. Theo đó thông thường trẻ sẽ ngủ khoảng 8 tiếng ban ngày và 8 tiếng ban đêm. Tuy nhiên các giấc của bé lại không được liền mạch mà hay bị tỉnh.

Chỉ đến khi được khoảng 3 tháng tuổi bé mới hình thành các giấc ngủ sâu và liền mạch hơn và giảm tình trạng tỉnh dậy, quấy khóc đêm.

Những nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm hình 4

Trẻ khóc vì đói giữa đêm

Dạ dày của bé rất nhỏ, vì thế khi ăn sẽ nhanh có cảm giác no. Điều này cũng khiến bé nhanh đói hơn. Do đó các bữa của bé cần được chia nhỏ để phù hợp. Theo đó trẻ sơ sinh nên được cho ăn sau 2-3 giờ.

Vì vậy đa phần các bé nhỏ hơn 2 tháng tuổi đều sẽ thức dậy khoảng 2 lần mỗi đêm để bú mẹ. Khi trẻ được từ 2 tháng đến 4 tháng thì bé chỉ cần bú thêm một cữ vào giữa đêm.

Nếu không được cho bú đúng giờ, bé bị đói và khóc đòi ăn. Sau 4 tháng tuổi, sau khi bú mẹ trẻ có thể ngủ liền giấc và không phải tỉnh dậy để bú đêm.

Những nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm hình 2

Bé có hệ tiêu hóa không tốt

Một lý do nữa khiến trẻ hay khóc đêm chính là do tiêu hóa của trẻ không tốt. Bởi các bé khóc có thể là do đang gặp phải tình trạng bị đầy hơi, khó tiêu do bú quá nhiều hoặc trẻ đang phải điều trị thuốc làm giảm khả năng tiêu hóa.

Với những trường hợp này, các mẹ nên đặc biệt chú tới con và nếu thấy bé có hiện tượng chướng bụng, xì hơi nhiều nhưng lại không đi đại tiện thì cần đưa trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Do bé tiểu dầm

Bé tiểu nhiều trong đêm mà không được ba mẹ kịp thời thay tã gây nên cảm giác khó chịu rồi quấy khóc. Một dấu hiệu cho mẹ là lúc bé cựa quậy nhiều và lăn qua lăn lại báo tín hiệu đã đến lúc mẹ nên thay tã cho bé.

Những nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm hình 1

Chính vì thế, một lưu ý nhỏ cho ba mẹ là cần chú ý, không nên cho trẻ uống nhiều nước trước khi đi ngủ, đồng thời nắm rõ chu kỳ tiểu của trẻ để có thể tự chủ động thay tã trước khi bé quá khó chịu. Điều giúp bé có một giấc ngủ ngon, không quấy khóc vào ban đêm.

Bé bị dị ứng

Nếu thấy bé khóc lâu không phải do đói, hay ướt tã thì rất có thể đến từ nguyên nhân dị ứng. Bởi một số bé bị dị ứng với protein sữa bò và mẹ cần kiểm tra ngay bằng cách tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Ngoài ra, một số yếu tố như khói thuốc lá, mùi hương lạ hay phấn rôm cũng khiến trẻ bị dị ứng và dẫn đến tình trạng khóc đêm. Vì vậy tốt nhất, cha mẹ cần phải đảm bảo phòng của trẻ luôn sạch sẽ, thông thoáng và hạn chế những tác nhân dễ gây kích ứng đường hô hấp ở trẻ.

Do trẻ bị bệnh

Những bất thường về sức khỏe cũng là nguyên nhân mà trẻ khóc vào ban đêm. Theo đó các vấn đề bé có thể gặp như: Nghẹt mũi, sốt, cảm lạnh,…. Bên cạnh việc tìm ra giải pháp giúp bé nhanh khỏi bệnh mẹ cần phải chú ý vệ sinh xoang mũi cho bé để bé hít thở dễ dàng và có những giấc ngủ ngon.

Những nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm hình 3

Nơi bé ngủ có tiếng ồn và nhiệt độ không thích hợp

Những âm thanh quá to có thể khiến trẻ bị giật mình, quấy khóc. Vì thế không gian phòng ngủ của trẻ cần phải được đảm bảo yếu tố yên tĩnh.

Không chỉ vậy cha mẹ cũng cần lưu ý đến nhiệt độ trong phòng sao cho phòng quá lạnh hoặc quá nóng. Đồng thời lưu ý không mặc quá nhiều quần áo cho trẻ.

Bé chơi, vận động quá mức trước khi ngủ

Cơ thể trẻ còn non nớt nên khả năng ức chế còn tương đối kém. Vì thế mẹ không nên cho trẻ vui chơi quá mức. Bởi khi ngủ bé sẽ bị giật mình quấy khóc do não bộ vẫn đang trong trạng thái hưng phấn.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, trẻ khóc đêm cũng có thể bắt nguồn từ các yếu tố dưới đây:

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp trẻ khóc đêm mà không thể tìm được nguyên nhân chính xác. Những lúc như vậy mẹ nên vỗ về, nói chuyện nhẹ nhàng, bế bé đứng, để bé áp vai vào ngực mẹ. Nếu sau đó bé vẫn liên tục quấy khóc, mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm được chính xác nguyên nhân và có cách khắc phục sớm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *