Trẻ nôn trớ sau khi bú là điều vô cùng bình thường mà nhiều mẹ hay gặp phải. Tuy nhiên tương tự như hiện tượng này, khi bé bị sặc sữa thì lại vô cùng nguy hiểm. Đường thở của trẻ có thể bị tắc nghẽn, gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy mẹ cần nắm rõ về nguyên nhân cũng như cách xử lý để đảm bảo an toàn cho trẻ. Hãy cùng Green Daddy tìm hiểu qua bài viết sau!

Nguyên nhân khiến trẻ bị sặc sữa

Do cấu tạo của mũi thông với cổ họng, nên khi sữa vào cổ họng và trẻ chưa kịp nuốt, sữa có thể bị đẩy lên mũi, từ đó gây ra hiện tượng sặc. Tình trạng này nếu không được xử lý phù hợp và kịp thời sẽ có thể khiến sữa tràn lên mũi và làm cho trẻ sơ sinh bị ngạt thở.

Trẻ bị sặc sữa: nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhất hình 1

Trẻ bị sặc sữa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

– Cơ thể của trẻ chưa phát triển đầy đủ, vì vậy các van đóng – mở ở cổ họng thông lên mũi chưa hoạt động hiệu quả. Đây là lý do vì sao nếu trẻ vừa thở vừa bú cùng lúc, sữa dễ bị trào ngược lên phần mũi và khiến trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa.

– Lượng sữa đi vào miệng của trẻ quá nhiều, chảy nhanh khiến con chưa kịp nuốt.

– Trẻ cảm thấy quá đói, từ đó có phản xạ bú nhanh hơn.

– Trẻ không tập trung khi bú, đang bú bị hắt hơi, ho, nấc hoặc cười.

– Một số trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ, miệng ngậm núm vú nhưng lại không nuốt. Lúc này, khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản gây sặc.

– Trẻ từ 3-4 tháng tuổi đã bắt đầu biết hóng chuyện. Nếu mẹ vừa cho con bú vừa nói chuyện, trẻ có thể cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc.

Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa

Việc sữa bị tràn lên mũi quá nhiều không chỉ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thở mà còn có thể gây kích ứng ở mũi, đặc biệt là đối với những trẻ có cơ địa nhạy cảm. Bên cạnh đó, lượng sữa tràn lên mũi không được hấp thu vào cơ thể của trẻ, nếu kéo dài tình trạng này nhiều ngày sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Trẻ bị sặc sữa: nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhất hình 2

Do đó ba mẹ cần nắm rõ những cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi để tránh những hậu quả không mong muốn về sau. Ba mẹ có thể tham khảo cách làm dưới đây:

– Khi trẻ có dấu hiệu bị sặc sữa, mẹ cần thực hiện sơ cấp cứu cơ bản ngay lập tức. Khẩn trương lấy sữa ra khỏi đường hô hấp, nhanh nhất là dùng miệng hút mạnh vào miệng và mũi trẻ. Hút càng nhanh, càng mạnh, càng tốt.

– Nếu để chậm, sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu hơn. Sau đó hút kỹ những sữa còn đọng lại ở họng và mũi.

– Nếu trẻ tắc thở lâu, khi hút xong ba mẹ nên kích thích mạnh để trẻ khóc và thở được. Ngay lập tức phải đưa đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

– Ngoài ra, nếu phát hiện trẻ sặc, khó thở, tím tái, mẹ nên nhanh chóng đặt con nằm sấp đầu thấp trên cánh tay. Sử dụng lòng bàn tay vỗ mạnh 5 cái liên tiếp vào lưng trẻ, ở vị trí giữa hai xương bả vai sau đó lật trẻ lại quan sát.

– Nếu trẻ khóc được và hết tím tái, chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ tiếp tục theo dõi.

– Nếu trẻ vẫn còn tím tái, dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn mạnh vào nửa dưới xương ức, cụ thể là trên xương ức và dưới đường nối hai bên ngực. Ấn mạnh xuống 5 cái liên tiếp, sau đó quan sát, nếu còn khó thở thì làm lại động tác 2 và làm 6 lần liên tiếp.

Các biện pháp phòng tránh sặc sữa ở trẻ

Một trong những biện pháp giúp hạn chế hiện tượng sặc sữa ở trẻ sơ sinh là cho con bú đúng cách. Khi cho con bú, mẹ hãy lưu ý những điều sau đây:

Kiểm soát lượng sữa và cho trẻ bú một lượng vừa phải

Lượng sữa chảy vào quá nhiều có thể tràn lên mũi và khiến trẻ bị sặc, khó thở. Vì vậy mẹ cần biết cách kiểm soát lượng sữa tiết ra ở đầu vú. Nếu sữa chảy ra quá nhiều, mẹ có thể dùng hai ngón tay để kẹp bớt đầu vú lại để sữa chảy chậm hơn.

Một lưu ý nữa khi cho trẻ bú bình, mẹ không nên để bình sữa ở vị trí nằm ngang bởi việc đó dễ khiến cho không khí vào miệng trẻ nhiều hơn khi bú.

Lựa chọn thời điểm thích hợp cho trẻ bú

– Tạo cho trẻ thói quen bú đúng giờ, nhất là sau khi ngủ dậy.

– Không để cho trẻ vừa bú vừa ngủ bởi có thể trẻ sẽ ngủ quên, làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi.

– Chia thời gian hợp lý giữa các lần bú để con không bị đói quá lâu. Khi bị bỏ đói quá lâu, trẻ sẽ thường bú nhanh hơn từ đó dễ bị sặc sữa hơn.

Trẻ bị sặc sữa: nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhất hình 5

Cho trẻ bú đúng tư thế

– Khi cho trẻ bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá bởi gập cổ sẽ gây khó nuốt, ngửa cổ sẽ dễ sặc sữa lên mũi.

– Phải cho trẻ bú từ từ, không nên vội vàng, đặc biệt là đối với những trẻ còn yếu, sinh non tháng. Ban đêm muốn cho trẻ ăn, mẹ nên ngồi dậy ngay ngắn, bế trẻ lên bằng hai tay và đặt ở tư thế thoải mái, lúc đó mới bắt đầu cho bú.

– Khi cho trẻ bú, nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, trẻ không hút phải nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn.

– Nếu phải dùng thìa đổ sữa vào miệng trẻ, cần đổ từ từ, khi con nuốt hết mới đổ thìa khác, không vội vàng, tránh đổ tràn cả vào mũi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *